Sunday, November 29, 2009

Cộng sản họp lúc tư bản khó khăn

Cộng sản họp lúc tư bản khó khăn
Đảng Cộng sản Liên bang Nga vẫn có người ủng hộ

Đảng Cộng sản Việt Nam cử phái đoàn cao cấp sang thăm và thắt chặt quan hệ với ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga sau một đoàn khác dự hội nghị cộng sản quốc tế ở Ấn Độ.

Hai ông Ghennady Ziuganov, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga và Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN trong cuộc gặp hôm 23/11 đã nhấn mạnh đến "quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và hai đảng".

Các người cũng bày tỏ sự hài lòng về quá trình phát triển quan hệ hai đảng.

Cũng nhân chuyến thăm của ông Sang, báo chí Nga và Việt Nam nhắc rằng trước đó, hai ủy viên Bộ Chính trị của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Kiểm tra và ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cũng đã thăm Nga hồi đầu năm nay.

Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) bị mất chính quyền sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng hiện cũng vẫn chiếm được từ 27 đến 30 phần trăm phiếu trong cuộc bầu cử vào các hội đồng địa phương gần đây nhất.

Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin đoàn của đảng CSVN do Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu, đã tham dự Cuộc gặp quốc tế thường niên lần thứ 11 các đảng cộng sản và công nhân ở New Dehli.

Dù có khủng hoảng sâu sắc, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ mà phải cần bị lật đổ

Sitaram Yechury, đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ

Khách sạn năm sao

Báo chí Ấn Độ cho hay các đoàn đại biểu cộng sản và phong trào công nhân từ 50 quốc gia đã họp mặt ở khách sạn năm sao Ramada Plaza từ 20 đến 22 tháng 11.

Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ (CPI-M), ông S. Ramachandran Pillai được truyền thông tiếng Anh trích lời nói có các đoàn từ Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam và Nga đến dự.

Ngoài ra là các đoàn Anh, Ireland, Mỹ, Palestine, Nam Phi, Hungary, đảng Tudeh của Iran và cả đảng Tiến bộ Guyana.

Họ được nói có chương trình thảo luận và đưa ra Tuyên bố Delhi về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Tại châu Âu, giới nghiên cứu nhìn chung đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn chết cùng sự sụp đổ của Liên Xô với tư cách là một lý thuyết xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay các đảng cộng sản không cầm quyền trong những thể chế dân chủ tư sản đề cao vấn đề an sinh xã hội để phê phán chủ nghĩa tư bản.

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu được họ coi như cơ hội để thu hút quần chúng.

Ấn Độ có các đảng cộng sản với đường lối khác nhau

Đại diện Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, qua lời ông Todd Marshal nói rằng một điều tra dư luận cho thấy "gần 22% người được hỏi cảm thấy chủ nghĩa xã hội là tốt, và 15% nói họ không rõ là chủ nghĩa tư bản có phải là câu trả lời cho các vấn đề kinh tế hay không".

Nhưng các bản tin không nói thái độ với chủ nghĩa tư bản của các đảng cộng sản đang cầm quyền và thực hiện chính sách thu hút vốn tư bản Phương Tây, nhất là từ Mỹ ra sao.

Có vẻ như quan điểm hợp tác, thậm chí thu hút tư bản của những đảng đó không hoàn toàn phù hợp với lời kêu gọi "lật đổ chủ nghĩa tư bản" mà Bí thư quốc tế của đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ nêu ra.

Ông Sitaram Yechury được trích lời nói dù có "khủng hoảng sâu sắc, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ mà phải cần bị lật đổ".

Tại Ấn Độ, dù không bị khủng hoảng như ở Đông Âu năm 1989 nhưng các đảng cộng sản lại chia rẽ về lý thuyết và các chủ đề mang tính địa phương, ví dụ như cộng sản phái Maoist không đồng ý với phái Marxist.

Đảng Cộng sản Ấn Độ cũng phê phán chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh là "thân Mỹ" trong Bấm chiến lược phát triển hạt nhân.

Đại hội cộng sản quốc tế lần trước được tổ chức tại Sao Paolo, Brazil.

Ban tổ chức tại New Dehli nói đại hội lần thứ 12 dự kiến sẽ tổ chức tại châu Phi.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/11/091124_communist_meetings.shtml

Commonwealth ủng hộ quỹ biến đổi khí hậu

Commonwealth ủng hộ quỹ biến đổi khí hậu
Hội nghị Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad

Khối Thịnh vượng Anh đưa ra thông điệp mạnh mẽ

Giới lãnh đạo trong khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth) ủng hộ kế hoạch lập quỹ giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu và cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ngân quỹ này do hai nhà lãnh đạo Anh và Pháp đề nghị tại cuộc ḥop thượng đỉnh của khối tổ chức ở Trinidad, sẽ bắt đầu năm sau với 10 tỉ USD một năm cho đến 2012.

Nhiều nước trong khối là đảo quốc bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao.

Lãnh đạo các nước cũng kêu gọi hội nghị biến đổi khí hậu của LHQ vào tháng 12 ở Copenhagen làm sao phải đạt kết quả kiên quyết nhất có thể.

Các nước đồng ý cần có thỏa thuận có tính cách ràng buộc quốc tế, nhưng chấp nhận phải chờ đến 2010 may ra mới có được một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý.

''Nghiêm túc''

Thủ tướng Anh, Gordon Brown, và Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đã công bố sáng kiến này tại hội nghị của Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad.

Nước Anh cung cấp 800 triệu USD trong vòng 3 năm, và số tiền này đã được đưa vào ngân sách.

"Tôi nghĩ các nước đang phát triển cần biết là chúng ta hoàn toàn nghiêm túc và chúng tôi bắt đầu từ bây giờ," Reuters trích thuật ông Brown đã nói.

AFP thì trích dẫn ông Sarkozy đã đề nghị một chương trình kiếm tiền cho quỹ 10 tỉ/năm từ 2010-12, và "một kế hoạch đầy tham vọng" cho những năm sau đó.

Nhưng ông Sarkozy không cho biết Pháp sẵn sàng đóng góp bao nhiêu.

Ông Sarkozy, cùng với Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, và Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Loekke Rasmussen, là những người có tiếng nói nặng ký tại hội nghị Copenhagen.

Áp lực

Trong diễn văn khai mạc cuộc họp ở Trinidad, Nữ hoàng Anh Elizabeth II nói vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội cho các nước một lần nữa có vai trò dẫn đầu.

"Sự đe dọa đối với môi trường của chúng ta không phải một quan ngại mới nhưng nay là một sự thách thức toàn cầu vốn ảnh ưởng đến an ninh và ổn định của hàng triệu người trong những năm tới," bà nói.

Thủ tướng Úc, Kevin Rudd, ca ngợi sự đồng thuận của khối Thịnh vượng Anh, vì theo ông, ''thời điểm để hành động vì biến đổi khí hậu đã đến''.

Đây là hội nghị thượng đỉnh sau cùng trước khi có hội nghị Copenhagen 7/12 mà trong số các nguyên thủ quốc gia tham dự có Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới, đều đã hứa sẽ cắt giảm khí thải.

Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, nói khi nước ông lần đầu tiên công bố chỉ tiêu cắt giảm khí thải đó sẽ là những con số tham vọng.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ chỉ làm vậy với điều kiện các nước khác phải chia sẻ gánh nặng này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/11/091129_commonwealthbacksclimatefund.shtml

Monday, November 23, 2009

Quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan và Ấn Độ

Quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan và Ấn Độ
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2009-11-23

Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh, hiện đang có mặt tại Washington, bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông. Trước khi đến Mỹ, ông có đưa ra lời phát biểu với đại ý nói rằng nước láng giềng Pakistan không thật lòng muốn giúp Hoa Kỳ xây dựng ổn định ở Afghanistan.

Ấn Độ: thận trọng với Pakistan

Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ được cử quan sát các diễn biến chung quanh mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ-Pakistan
Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh
Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh. Photo courtesy Wikipedia
và Ấn Độ, và chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với anh về những chuyện chung quanh mối quan hệ rất quan trọng và cũng rất khó khăn này. Câu hỏi đầu tiên là tại sao nhà lãnh đạo Ấn lại đưa ra phát biểu với nội dung tấn công nước láng giềng Pakistan?

KHANH: theo tôi thì chúng ta có thể nhìn thấy câu trả lời ở nhiều góc cạnh khác nhau. Dưới thời Tổng Thống George W. Bush, ông Bush xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan hơn là với Ấn Độ, do đó chính phủ New Delhi muốn chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Singh là bước khởi đầu cho một quan hệ mới với Washington, ở thời đại chính trị cũng hoàn toàn mới do ông Barack Obama điều hành.

Thủ Tướng Ấn có trả lời phỏng vấn của nhật báo The Washington Post và tạp chí Newsweek, và trong cả 2 cuộc phỏng vấn này ông đều nói đến chuyện Washington cũng như cộng đồng thế giới không thể bỏ rơi Afgfhanistan ngay lúc này. Sau đó cũng chính ông bảo rằng nếu muốn thành công ở Afghanistan thì ông Obama phải thúc đẩy Pakistan hát chung một điệu hát với Mỹ

Điểm thứ nhì là trước khi sang Hoa Kỳ, ông Thủ Tướng Ấn có trả lời phỏng vấn của nhật báo The Washington Post và tạp chí Newsweek, và trong cả 2 cuộc phỏng vấn này ông đều nói đến chuyện Washington cũng như cộng đồng thế giới không thể bỏ rơi Afgfhanistan ngay lúc này. Sau đó cũng chính ông bảo rằng nếu muốn thành công ở Afghanistan thì ông Obama phải thúc đẩy Pakistan hát chung một điệu hát với Mỹ, nhảy chung một điệu nhảy với Mỹ.

Dẫn chứng được ông đưa ra là đến bây giờ, chính quyển nước láng giềng vẫn chưa thật tâm giải quyết vấn đề khủng bố, chẳng hạn như vẫn để yên cho khủng bố Hồi Giáo quá khích có mặt trên lãnh thổ của Pakistan để gây rối ở Ấn, và chưa giải quyết chuyện Taliban và Al-queda dùng đất Pakistan làm bàn đạp cho các hoạt động gây rối ở Afghanistan.

PHƯƠNG ANH: trước phát biểu, hay nói đúng hơn là lời kêu gọi của chính phủ Ấn thì phản ứng từ phía Hoa Kỳ như thế nào?

KHANH: những gì Thủ Tướng Ấn nói ra cũng là những gì được nói đến ở Washington. Trước hết là trong gói viện trợ 7 tỷ rưỡi dollars dành cho Pakistan, chính quyền Obama và Quốc Hội Liên Bang Mỹ có đặt điều kiện buộc Cơ Quan An Ninh Pakistan phải ngưng ngay tất cả những liên kết với các tổ chức khủng bố Hồi Giáo từng đánh phá Ấn Độ trước đây, chẳng hạn như tổ chức Lashkar-e-Taiba chủ mưu vụ đánh bom ở Mumbay hồi năm ngoái, và phải giải quyết chuyện quân Taliban và Al-queda dùng lãnh thổ của Pakistan làm địa bàn hoạt động phá hoại an ninh Afghanistan.

Chính phủ Ấn muốn lên tiếng cảnh báo cho Hoa Kỳ biết rằng phải thận trọng hơn nữa, phải thúc đẩy Pakistan làm việc nhiều hơn nữa, và muốn nhắc cho Washington biết rằng không phải cứ có Pakistan là có ổn định Nam Á mà quên đi vai trò quan trọng của Ấn Độ.

Theo tin từ các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao Mỹ thì Islamabad hiểu rõ những yêu cầu hay đòi hỏi đến từ Hoa Kỳ, đã bắt đầu có những bước tích cực, nhưng nếu bảo là đã đủ thì câu trả lời của Washington là chưa. Cùng lúc đó, quan điểm của Ấn là quả Hoa Kỳ có lám, áp lực với Pakistan, nhưng cũng vẫn chưa đủ.

Một điểm khác nữa là sau khi lên nhậm chức, lúc đầu ông Obama quả có chú ý nhiều đến vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ ở bàn cờ Nam Á, nhưng thời gian gần đây lại có vẻ nghiêng nhiều về phía Pakistan. Thành ra chính phủ Ấn muốn lên tiếng cảnh báo cho Hoa Kỳ biết rằng phải thận trọng hơn nữa, phải thúc đẩy Pakistan làm việc nhiều hơn nữa, và muốn nhắc cho Washington biết rằng không phải cứ có Pakistan là có ổn định Nam Á mà quên đi vai trò quan trọng của Ấn Độ.
Ổn định Afghanistan là ổn định Ấn Độ

PHƯƠNG ANH: tại sao Ấn Độ lại muốn đóng một vai trò giúp xây dựng ổn định cho Afghanstan?

KHANH: có ít nhất 2 điều tôi nhìn thấy. Thứ nhất là ổn định ở Afghanistan chính là ổn định của Ấn Độ. Chính phủ Ấn tin rằng nếu các tổ chức Hồi Giáo quá khích và quân Taliban không còn đất dung thân thì Afghanistan sẽ có ổn định, và cả Ấn cũng sẽ được ổn định.

Thứ nhất là ổn định ở Afghanistan chính là ổn định của Ấn Độ. Chính phủ Ấn tin rằng nếu các tổ chức Hồi Giáo quá khích và quân Taliban không còn đất dung thân thì Afghanistan sẽ có ổn định, và cả Ấn cũng sẽ được ổn định.

Thứ nhì là ngay từ những ngày đầu tiên, Ấn đã góp phần rất lớn cho các chương trình tái thiết Afghanistan. Tính đến giờ, số tiền Ấn hứa giúp đỡ lên đến 1 tỷ 2, phần lớn được sử dụng vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho Afghanistan. Điều này khiến Pakistan lo ngại, họ sợ là Ấn sẽ đùng thế lực chính trị xây dựng được ở Afghanistan làm thế bao vây họ.

PHƯƠNG ANH: lời phát biểu của Thủ Tướng Ấn ảnh hưởng thế nào đến cuộc đàm phán hòa bình giữa Ấn và Pakistan?

KHANH: câu trả lời là phản ứng đến từ Islamabad, cáo buộc Thủ Tướng Ấn là người gây cản trở cho cuộc đàm phán tìm hòa bình, nhưng nên nhớ rằng sau vụ khủng bố đánh bom ở Mumbay giết chết 166 người thì rõ ràng quan hệ giữa hai nước Nam Á này ngày một căng thẳng hơn trước, thành ra dù hai bên đều nói đến chữ đàm phán hòa bình, nhưng các nhà quan sát đều nói rằng bóng dáng hòa bình chưa thể ló dạng ngay trong lúc này.

Thứ nhất là ổn định ở Afghanistan chính là ổn định của Ấn Độ. Chính phủ Ấn tin rằng nếu các tổ chức Hồi Giáo quá khích và quân Taliban không còn đất dung thân thì Afghanistan sẽ có ổn định, và cả Ấn cũng sẽ được ổn định.

PHƯƠNG ANH: câu hỏi cuối đặt ra với anh. Cuộc gặp gỡ giữa Thủ Tướng Ấn và Tổng Thống Mỹ sẽ đem lại kết quả cụ thể nào?

KHANH: quan hệ hai nước sẽ vững hơn trước, bằng chứng là từ ngày lên làm Tổng Thống đến giờ ông Obama chưa mở quốc yến chiêu đãi ai cả, đợi cho đến khi Thủ Tướng Ấn sang thăm Washington mới làm. Đón tiếp quan trọng như thế là dấu hiệu cho thấy ông Obama đánh giá rất cao vai trò của Ấn.

Hai ông cũng sẽ đẩy mạnh những cam kết mà Hoa Kỳ từng hứa giúp Ấn thực hiện chương trình điện hạt nhân dân sự, tăng viện trợ, nhưng chắc không đạt được những cam kết cụ thể về môi trường, chống hiện tượng mặt đất ấm dần. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng nằm trong danh sách những nước thải khí độc nhiều nhất, và có lẽ Ấn chỉ có thể đưa ra lời hứa cắt giảm khí thải, làm bàn đạp cho cuộc gặp tháng tới ở Thượng Đỉnh Môi Trường Toàn Cầu tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch.

PHƯƠNG ANH: cám ơn anh Nguyễn Khanh.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Us-india-and-pakistan-11232009110626.html

Friday, November 20, 2009

Số tỉ phú Ấn Ðộ tăng gấp đôi trong năm qua

Số tỉ phú Ấn Ðộ tăng gấp đôi trong năm qua
Thursday, November 19, 2009 Bookmark and Share
medium_mukesh.bmp

Ông Mukesh Ambani, chủ tịch công ty Reliance Industries, giàu nhất Ấn Độ. (Hình:AFP)


NEW DELHI (AFP) - Con số tỉ phú ở Ấn Ðộ tăng gấp đôi trong 12 tháng qua, lên đến con số 52, phần lớn nhờ vào việc phục hồi của thị trường chứng khoán trên toàn thế giới, theo một danh sách những người giàu có bạc tỉ do tạp chí Forbes công bố hôm Thứ Năm.

“Ngày vui rõ ràng đang quay trở lại cho những người giàu nhất ở Ấn Ðộ,” theo lời Naazneen Karmali, chủ bút của ấn bản Forbes tại Á Châu- Forbes Asia.

“Danh sách của năm nay một lần nữa cho thấy khi có điều kiện thuận lợi trong thị trường tài chánh và nền kinh tế vững mạnh, Ấn Ðộ có khả năng sản xuất ra các nhà tỉ phú nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên trái đất này.”

Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mumbai, vốn tăng 76% kể từ đầu năm nay, và sự tiếp tục phát triển của nền kinh tế giúp làm giàu thêm các chủ công ty, với tổng số tài sản bằng một phần tư tổng sản lượng nội địa của Ấn Ðộ.

Năm ngoái, số tỉ phú ở Ấn Ðộ bị giảm một nửa, còn 27 người, so với 54 hồi năm 2007.

Người đứng đầu công ty Reliance Industries, lớn nhất Ấn Ðộ, ông Mukesh Ambani, lại một lần nữa được nêu tên là người giàu nhất quốc gia này với trị giá tài sản lên tới $32 tỉ, tăng 54% so với năm 2008. Tạp chí Forbes Asia cũng cho thấy sự tập trung tiền bạc ở Ấn Ðộ so sánh với Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, 100 người giàu nhất có khoảng $170 tỉ, ít hơn các tỉ phú Ấn Ðộ, có khoảng $276 tỉ. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=104347&z=5

India Has 52 Billionaires; Mukesh Ambani Richest
The 2009 Forbes' India Rich List shows that the Indian rich are leading the global recovery
by Forbes India | Nov 19, 2009
Send to your friend Email | Print Print | The 2009 Forbes' India Rich List shows that the Indian rich are leading the global recovery Share | Comment Comment (8) |
Text Size
A
A
A
A

T he number of billionaires in India nearly doubled to 52 in 2009 and their combined net worth reached $276 billion, or a quarter of the country's GDP, the India Rich List published by Forbes magazine revealed. A rebounding stock market and a robust economy were behind this turnaround after a year of crisis when their fortunes had fallen

Mukesh Ambani, who heads Reliance Industries, India's largest company by market capitalisation, remained at the top of the wealth chart with a net worth of $32 billion, a rise of 54 percent from the last year's level.

Mukesh Ambani remained at the top of the wealth chart with a net worth of $32 billion
Image: Dinesh Krishnan
Mukesh Ambani remained at the top of the wealth chart with a net worth of $32 billion
Steel tycoon Lakshmi Mittal, who made his fortune in the West but still retains his Indian passport, came second with a wealth of $30 billion. The third place went to Mukesh’s estranged brother, Anil, whose net worth rose 40 percent to $17.5 billion.

“This year's list shows yet again that when conditions in the financial markets and the economy are right, India has the scale and resources to produce billionaires faster than most of the countries on earth,” Naazneen Karmali, India Editor of Forbes Asia and Mumbai bureau manager for Forbes magazine, said.

The substantial jump in net worths is evidence that entrepreneurial capitalism is alive and kicking in India, Indrajit Gupta, Editor of Forbes India, said: “What’s more, the growth in wealth creation has been broad-based. Entrepreneurs from a wide variety of sectors comprise the list.”

Though the top ten positions remain largely unchanged, there are some shifts in fortunes across the list. Sunil Mittal has moved down from Number 4 to Number 8 and Azim Premji has moved up to Number 4 position. The Ruia brothers with a net worth of $13.6 billion have made it to number 5 this year. Adi Godrej has moved out of the top 10 to the number 12 position. Savitri Jindal, Nonexecutive Chairwoman of O.P. Jindal Group, at a net worth of $12 billion this year has made it to number 7 on the list – she is one of only six women on the list. The richest newcomers are two brothers from Torrent Power -- Sudhir and Samir Mehta, ranked 23 at $2.02 billion.

Kumar Birla, ninth on the rich list
Image: India Today Images
Kumar Birla, ninth on the rich list
Another notable mention is Nandan Nilekani who has stepped down from Infosys board and is now a part of government. He ranks 43 with a net worth of $1.25 billion. Southern India’s TV king, Kalanithi Maran, ranked 20, almost doubled his net worth to $2.3 billion from $1.2 billion. His Sun TV Network operates in four states in the south, a region that accounts for one-quarter of India’s population and one-third of those with television in their homes. Forbes Asia features a cover story on Maran.

The Forbes India cover story highlights how 2009 has been a turnaround year for the rich in India. The list is an indicator of how India’s billionaires have done better than their counterparts in other parts of the world. The story highlights interesting differences between the rich in India and China. The 100 richest Indians are worth $276 billion; their Chinese counterparts have a net worth of $170 billion. The three richest Indians are worth $79.5 billion. It takes 24 Chinese billionaires to be worth $80 billion.


The Top 10 Richest in India are:
1. Mukesh Ambani $32 billion
2. Lakshmi Mittal $30 billion
3. Anil Ambani $17.5 billion
4. Azim Premji $14.9 billion
5. Shashi & Ravi Ruia $13.6 billion
6. KP Singh $13.5 billion
7. Savitri Jindal $12 billion
8. Sunil Mittal $8.2 billion
9. Kumar Birla $7.8 billion
10. Gautam Adani $6.4 billion
http://business.in.com/article/web-special/india-has-52-billionaires;-mukesh-ambani-richest/7192/1