Monday, December 28, 2009

Ăn nằm với 3 phụ nữ bị quay lén, Thống đốc 86 tuổi ở Ấn Độ phải từ chức

Ăn nằm với 3 phụ nữ bị quay lén, Thống đốc 86 tuổi ở Ấn Độ phải từ chức
Saturday, December 26, 2009 Bookmark and Share

HYDERABAD, Ấn Ðộ (AP) - Thống đốc 86 tuổi của một tiểu bang ở Nam Ấn Ðộ, đã phải từ chức một ngày sau khi một đài truyền hình của địa phương cho phát hình cuộn băng cho thấy ông đang nằm chung giường với ba phụ nữ.

Văn phòng của Thống Ðốc Narain Dutt Tiwari tuy vậy đã phủ nhận cuốn băng trên, cho rằng nó đã bị ngụy tạo, “để bôi nhọ thống đốc”.

Thống Ðốc Tiwari, của tiểu bang Andra Pradesh, một lãnh tụ kỳ cựu của đảng Quốc Ðại hôm 26 Tháng Mười Hai, đã đệ đơn từ chức lên tổng thống Ấn Ðộ, nại các lý do yếu kém về sức khỏe. Một viên chức trong chính phủ Ấn Ðộ cho biết như vậy, nhưng không cho nêu tên, vì ông không được phép tiếp xúc với báo chí.

Người ta cho rằng các áp lực đã đè nặng lên Thống Ðốc Tiwari, để buộc ông này phải từ chức, sau khi đài truyền hình địa phương trong ngày 25 Tháng Mười Hai, cho chiếu lên cuộn băng. Phe đối lập cùng các nhóm tranh đấu cho nữ quyền tại tiểu bang đã lập tức lên án cũng như phát động các cuộc xuống đường tại Hyderabad, thủ phủ của tiểu bang, và đòi Thống Ðốc Tiwari phải từ chức ngay.

Ðài truyền hình ABN Andhra Jyoti, nói rằng đã cho phát hình cuộn băng được quay lén trên, sau khi Thống Ðốc Tiwari đã thất hứa với 3 phụ nữ kia và không cấp giấy phép khai thác một hầm mỏ cho họ, sau khi hẹn là sẽ cấp giấy phép nếu họ chịu để ông được thỏa mãn. (L.T.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106069&z=5

Sunday, November 29, 2009

Cộng sản họp lúc tư bản khó khăn

Cộng sản họp lúc tư bản khó khăn
Đảng Cộng sản Liên bang Nga vẫn có người ủng hộ

Đảng Cộng sản Việt Nam cử phái đoàn cao cấp sang thăm và thắt chặt quan hệ với ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga sau một đoàn khác dự hội nghị cộng sản quốc tế ở Ấn Độ.

Hai ông Ghennady Ziuganov, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga và Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN trong cuộc gặp hôm 23/11 đã nhấn mạnh đến "quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và hai đảng".

Các người cũng bày tỏ sự hài lòng về quá trình phát triển quan hệ hai đảng.

Cũng nhân chuyến thăm của ông Sang, báo chí Nga và Việt Nam nhắc rằng trước đó, hai ủy viên Bộ Chính trị của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Kiểm tra và ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cũng đã thăm Nga hồi đầu năm nay.

Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) bị mất chính quyền sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng hiện cũng vẫn chiếm được từ 27 đến 30 phần trăm phiếu trong cuộc bầu cử vào các hội đồng địa phương gần đây nhất.

Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin đoàn của đảng CSVN do Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu, đã tham dự Cuộc gặp quốc tế thường niên lần thứ 11 các đảng cộng sản và công nhân ở New Dehli.

Dù có khủng hoảng sâu sắc, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ mà phải cần bị lật đổ

Sitaram Yechury, đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ

Khách sạn năm sao

Báo chí Ấn Độ cho hay các đoàn đại biểu cộng sản và phong trào công nhân từ 50 quốc gia đã họp mặt ở khách sạn năm sao Ramada Plaza từ 20 đến 22 tháng 11.

Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ (CPI-M), ông S. Ramachandran Pillai được truyền thông tiếng Anh trích lời nói có các đoàn từ Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam và Nga đến dự.

Ngoài ra là các đoàn Anh, Ireland, Mỹ, Palestine, Nam Phi, Hungary, đảng Tudeh của Iran và cả đảng Tiến bộ Guyana.

Họ được nói có chương trình thảo luận và đưa ra Tuyên bố Delhi về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Tại châu Âu, giới nghiên cứu nhìn chung đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn chết cùng sự sụp đổ của Liên Xô với tư cách là một lý thuyết xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay các đảng cộng sản không cầm quyền trong những thể chế dân chủ tư sản đề cao vấn đề an sinh xã hội để phê phán chủ nghĩa tư bản.

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu được họ coi như cơ hội để thu hút quần chúng.

Ấn Độ có các đảng cộng sản với đường lối khác nhau

Đại diện Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, qua lời ông Todd Marshal nói rằng một điều tra dư luận cho thấy "gần 22% người được hỏi cảm thấy chủ nghĩa xã hội là tốt, và 15% nói họ không rõ là chủ nghĩa tư bản có phải là câu trả lời cho các vấn đề kinh tế hay không".

Nhưng các bản tin không nói thái độ với chủ nghĩa tư bản của các đảng cộng sản đang cầm quyền và thực hiện chính sách thu hút vốn tư bản Phương Tây, nhất là từ Mỹ ra sao.

Có vẻ như quan điểm hợp tác, thậm chí thu hút tư bản của những đảng đó không hoàn toàn phù hợp với lời kêu gọi "lật đổ chủ nghĩa tư bản" mà Bí thư quốc tế của đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ nêu ra.

Ông Sitaram Yechury được trích lời nói dù có "khủng hoảng sâu sắc, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ mà phải cần bị lật đổ".

Tại Ấn Độ, dù không bị khủng hoảng như ở Đông Âu năm 1989 nhưng các đảng cộng sản lại chia rẽ về lý thuyết và các chủ đề mang tính địa phương, ví dụ như cộng sản phái Maoist không đồng ý với phái Marxist.

Đảng Cộng sản Ấn Độ cũng phê phán chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh là "thân Mỹ" trong Bấm chiến lược phát triển hạt nhân.

Đại hội cộng sản quốc tế lần trước được tổ chức tại Sao Paolo, Brazil.

Ban tổ chức tại New Dehli nói đại hội lần thứ 12 dự kiến sẽ tổ chức tại châu Phi.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/11/091124_communist_meetings.shtml

Commonwealth ủng hộ quỹ biến đổi khí hậu

Commonwealth ủng hộ quỹ biến đổi khí hậu
Hội nghị Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad

Khối Thịnh vượng Anh đưa ra thông điệp mạnh mẽ

Giới lãnh đạo trong khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth) ủng hộ kế hoạch lập quỹ giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu và cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ngân quỹ này do hai nhà lãnh đạo Anh và Pháp đề nghị tại cuộc ḥop thượng đỉnh của khối tổ chức ở Trinidad, sẽ bắt đầu năm sau với 10 tỉ USD một năm cho đến 2012.

Nhiều nước trong khối là đảo quốc bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao.

Lãnh đạo các nước cũng kêu gọi hội nghị biến đổi khí hậu của LHQ vào tháng 12 ở Copenhagen làm sao phải đạt kết quả kiên quyết nhất có thể.

Các nước đồng ý cần có thỏa thuận có tính cách ràng buộc quốc tế, nhưng chấp nhận phải chờ đến 2010 may ra mới có được một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý.

''Nghiêm túc''

Thủ tướng Anh, Gordon Brown, và Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đã công bố sáng kiến này tại hội nghị của Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad.

Nước Anh cung cấp 800 triệu USD trong vòng 3 năm, và số tiền này đã được đưa vào ngân sách.

"Tôi nghĩ các nước đang phát triển cần biết là chúng ta hoàn toàn nghiêm túc và chúng tôi bắt đầu từ bây giờ," Reuters trích thuật ông Brown đã nói.

AFP thì trích dẫn ông Sarkozy đã đề nghị một chương trình kiếm tiền cho quỹ 10 tỉ/năm từ 2010-12, và "một kế hoạch đầy tham vọng" cho những năm sau đó.

Nhưng ông Sarkozy không cho biết Pháp sẵn sàng đóng góp bao nhiêu.

Ông Sarkozy, cùng với Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, và Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Loekke Rasmussen, là những người có tiếng nói nặng ký tại hội nghị Copenhagen.

Áp lực

Trong diễn văn khai mạc cuộc họp ở Trinidad, Nữ hoàng Anh Elizabeth II nói vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội cho các nước một lần nữa có vai trò dẫn đầu.

"Sự đe dọa đối với môi trường của chúng ta không phải một quan ngại mới nhưng nay là một sự thách thức toàn cầu vốn ảnh ưởng đến an ninh và ổn định của hàng triệu người trong những năm tới," bà nói.

Thủ tướng Úc, Kevin Rudd, ca ngợi sự đồng thuận của khối Thịnh vượng Anh, vì theo ông, ''thời điểm để hành động vì biến đổi khí hậu đã đến''.

Đây là hội nghị thượng đỉnh sau cùng trước khi có hội nghị Copenhagen 7/12 mà trong số các nguyên thủ quốc gia tham dự có Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới, đều đã hứa sẽ cắt giảm khí thải.

Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, nói khi nước ông lần đầu tiên công bố chỉ tiêu cắt giảm khí thải đó sẽ là những con số tham vọng.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ chỉ làm vậy với điều kiện các nước khác phải chia sẻ gánh nặng này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/11/091129_commonwealthbacksclimatefund.shtml

Monday, November 23, 2009

Quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan và Ấn Độ

Quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan và Ấn Độ
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2009-11-23

Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh, hiện đang có mặt tại Washington, bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông. Trước khi đến Mỹ, ông có đưa ra lời phát biểu với đại ý nói rằng nước láng giềng Pakistan không thật lòng muốn giúp Hoa Kỳ xây dựng ổn định ở Afghanistan.

Ấn Độ: thận trọng với Pakistan

Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ được cử quan sát các diễn biến chung quanh mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ-Pakistan
Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh
Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh. Photo courtesy Wikipedia
và Ấn Độ, và chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với anh về những chuyện chung quanh mối quan hệ rất quan trọng và cũng rất khó khăn này. Câu hỏi đầu tiên là tại sao nhà lãnh đạo Ấn lại đưa ra phát biểu với nội dung tấn công nước láng giềng Pakistan?

KHANH: theo tôi thì chúng ta có thể nhìn thấy câu trả lời ở nhiều góc cạnh khác nhau. Dưới thời Tổng Thống George W. Bush, ông Bush xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan hơn là với Ấn Độ, do đó chính phủ New Delhi muốn chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Singh là bước khởi đầu cho một quan hệ mới với Washington, ở thời đại chính trị cũng hoàn toàn mới do ông Barack Obama điều hành.

Thủ Tướng Ấn có trả lời phỏng vấn của nhật báo The Washington Post và tạp chí Newsweek, và trong cả 2 cuộc phỏng vấn này ông đều nói đến chuyện Washington cũng như cộng đồng thế giới không thể bỏ rơi Afgfhanistan ngay lúc này. Sau đó cũng chính ông bảo rằng nếu muốn thành công ở Afghanistan thì ông Obama phải thúc đẩy Pakistan hát chung một điệu hát với Mỹ

Điểm thứ nhì là trước khi sang Hoa Kỳ, ông Thủ Tướng Ấn có trả lời phỏng vấn của nhật báo The Washington Post và tạp chí Newsweek, và trong cả 2 cuộc phỏng vấn này ông đều nói đến chuyện Washington cũng như cộng đồng thế giới không thể bỏ rơi Afgfhanistan ngay lúc này. Sau đó cũng chính ông bảo rằng nếu muốn thành công ở Afghanistan thì ông Obama phải thúc đẩy Pakistan hát chung một điệu hát với Mỹ, nhảy chung một điệu nhảy với Mỹ.

Dẫn chứng được ông đưa ra là đến bây giờ, chính quyển nước láng giềng vẫn chưa thật tâm giải quyết vấn đề khủng bố, chẳng hạn như vẫn để yên cho khủng bố Hồi Giáo quá khích có mặt trên lãnh thổ của Pakistan để gây rối ở Ấn, và chưa giải quyết chuyện Taliban và Al-queda dùng đất Pakistan làm bàn đạp cho các hoạt động gây rối ở Afghanistan.

PHƯƠNG ANH: trước phát biểu, hay nói đúng hơn là lời kêu gọi của chính phủ Ấn thì phản ứng từ phía Hoa Kỳ như thế nào?

KHANH: những gì Thủ Tướng Ấn nói ra cũng là những gì được nói đến ở Washington. Trước hết là trong gói viện trợ 7 tỷ rưỡi dollars dành cho Pakistan, chính quyền Obama và Quốc Hội Liên Bang Mỹ có đặt điều kiện buộc Cơ Quan An Ninh Pakistan phải ngưng ngay tất cả những liên kết với các tổ chức khủng bố Hồi Giáo từng đánh phá Ấn Độ trước đây, chẳng hạn như tổ chức Lashkar-e-Taiba chủ mưu vụ đánh bom ở Mumbay hồi năm ngoái, và phải giải quyết chuyện quân Taliban và Al-queda dùng lãnh thổ của Pakistan làm địa bàn hoạt động phá hoại an ninh Afghanistan.

Chính phủ Ấn muốn lên tiếng cảnh báo cho Hoa Kỳ biết rằng phải thận trọng hơn nữa, phải thúc đẩy Pakistan làm việc nhiều hơn nữa, và muốn nhắc cho Washington biết rằng không phải cứ có Pakistan là có ổn định Nam Á mà quên đi vai trò quan trọng của Ấn Độ.

Theo tin từ các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao Mỹ thì Islamabad hiểu rõ những yêu cầu hay đòi hỏi đến từ Hoa Kỳ, đã bắt đầu có những bước tích cực, nhưng nếu bảo là đã đủ thì câu trả lời của Washington là chưa. Cùng lúc đó, quan điểm của Ấn là quả Hoa Kỳ có lám, áp lực với Pakistan, nhưng cũng vẫn chưa đủ.

Một điểm khác nữa là sau khi lên nhậm chức, lúc đầu ông Obama quả có chú ý nhiều đến vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ ở bàn cờ Nam Á, nhưng thời gian gần đây lại có vẻ nghiêng nhiều về phía Pakistan. Thành ra chính phủ Ấn muốn lên tiếng cảnh báo cho Hoa Kỳ biết rằng phải thận trọng hơn nữa, phải thúc đẩy Pakistan làm việc nhiều hơn nữa, và muốn nhắc cho Washington biết rằng không phải cứ có Pakistan là có ổn định Nam Á mà quên đi vai trò quan trọng của Ấn Độ.
Ổn định Afghanistan là ổn định Ấn Độ

PHƯƠNG ANH: tại sao Ấn Độ lại muốn đóng một vai trò giúp xây dựng ổn định cho Afghanstan?

KHANH: có ít nhất 2 điều tôi nhìn thấy. Thứ nhất là ổn định ở Afghanistan chính là ổn định của Ấn Độ. Chính phủ Ấn tin rằng nếu các tổ chức Hồi Giáo quá khích và quân Taliban không còn đất dung thân thì Afghanistan sẽ có ổn định, và cả Ấn cũng sẽ được ổn định.

Thứ nhất là ổn định ở Afghanistan chính là ổn định của Ấn Độ. Chính phủ Ấn tin rằng nếu các tổ chức Hồi Giáo quá khích và quân Taliban không còn đất dung thân thì Afghanistan sẽ có ổn định, và cả Ấn cũng sẽ được ổn định.

Thứ nhì là ngay từ những ngày đầu tiên, Ấn đã góp phần rất lớn cho các chương trình tái thiết Afghanistan. Tính đến giờ, số tiền Ấn hứa giúp đỡ lên đến 1 tỷ 2, phần lớn được sử dụng vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho Afghanistan. Điều này khiến Pakistan lo ngại, họ sợ là Ấn sẽ đùng thế lực chính trị xây dựng được ở Afghanistan làm thế bao vây họ.

PHƯƠNG ANH: lời phát biểu của Thủ Tướng Ấn ảnh hưởng thế nào đến cuộc đàm phán hòa bình giữa Ấn và Pakistan?

KHANH: câu trả lời là phản ứng đến từ Islamabad, cáo buộc Thủ Tướng Ấn là người gây cản trở cho cuộc đàm phán tìm hòa bình, nhưng nên nhớ rằng sau vụ khủng bố đánh bom ở Mumbay giết chết 166 người thì rõ ràng quan hệ giữa hai nước Nam Á này ngày một căng thẳng hơn trước, thành ra dù hai bên đều nói đến chữ đàm phán hòa bình, nhưng các nhà quan sát đều nói rằng bóng dáng hòa bình chưa thể ló dạng ngay trong lúc này.

Thứ nhất là ổn định ở Afghanistan chính là ổn định của Ấn Độ. Chính phủ Ấn tin rằng nếu các tổ chức Hồi Giáo quá khích và quân Taliban không còn đất dung thân thì Afghanistan sẽ có ổn định, và cả Ấn cũng sẽ được ổn định.

PHƯƠNG ANH: câu hỏi cuối đặt ra với anh. Cuộc gặp gỡ giữa Thủ Tướng Ấn và Tổng Thống Mỹ sẽ đem lại kết quả cụ thể nào?

KHANH: quan hệ hai nước sẽ vững hơn trước, bằng chứng là từ ngày lên làm Tổng Thống đến giờ ông Obama chưa mở quốc yến chiêu đãi ai cả, đợi cho đến khi Thủ Tướng Ấn sang thăm Washington mới làm. Đón tiếp quan trọng như thế là dấu hiệu cho thấy ông Obama đánh giá rất cao vai trò của Ấn.

Hai ông cũng sẽ đẩy mạnh những cam kết mà Hoa Kỳ từng hứa giúp Ấn thực hiện chương trình điện hạt nhân dân sự, tăng viện trợ, nhưng chắc không đạt được những cam kết cụ thể về môi trường, chống hiện tượng mặt đất ấm dần. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng nằm trong danh sách những nước thải khí độc nhiều nhất, và có lẽ Ấn chỉ có thể đưa ra lời hứa cắt giảm khí thải, làm bàn đạp cho cuộc gặp tháng tới ở Thượng Đỉnh Môi Trường Toàn Cầu tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch.

PHƯƠNG ANH: cám ơn anh Nguyễn Khanh.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Us-india-and-pakistan-11232009110626.html

Friday, November 20, 2009

Số tỉ phú Ấn Ðộ tăng gấp đôi trong năm qua

Số tỉ phú Ấn Ðộ tăng gấp đôi trong năm qua
Thursday, November 19, 2009 Bookmark and Share
medium_mukesh.bmp

Ông Mukesh Ambani, chủ tịch công ty Reliance Industries, giàu nhất Ấn Độ. (Hình:AFP)


NEW DELHI (AFP) - Con số tỉ phú ở Ấn Ðộ tăng gấp đôi trong 12 tháng qua, lên đến con số 52, phần lớn nhờ vào việc phục hồi của thị trường chứng khoán trên toàn thế giới, theo một danh sách những người giàu có bạc tỉ do tạp chí Forbes công bố hôm Thứ Năm.

“Ngày vui rõ ràng đang quay trở lại cho những người giàu nhất ở Ấn Ðộ,” theo lời Naazneen Karmali, chủ bút của ấn bản Forbes tại Á Châu- Forbes Asia.

“Danh sách của năm nay một lần nữa cho thấy khi có điều kiện thuận lợi trong thị trường tài chánh và nền kinh tế vững mạnh, Ấn Ðộ có khả năng sản xuất ra các nhà tỉ phú nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên trái đất này.”

Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mumbai, vốn tăng 76% kể từ đầu năm nay, và sự tiếp tục phát triển của nền kinh tế giúp làm giàu thêm các chủ công ty, với tổng số tài sản bằng một phần tư tổng sản lượng nội địa của Ấn Ðộ.

Năm ngoái, số tỉ phú ở Ấn Ðộ bị giảm một nửa, còn 27 người, so với 54 hồi năm 2007.

Người đứng đầu công ty Reliance Industries, lớn nhất Ấn Ðộ, ông Mukesh Ambani, lại một lần nữa được nêu tên là người giàu nhất quốc gia này với trị giá tài sản lên tới $32 tỉ, tăng 54% so với năm 2008. Tạp chí Forbes Asia cũng cho thấy sự tập trung tiền bạc ở Ấn Ðộ so sánh với Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, 100 người giàu nhất có khoảng $170 tỉ, ít hơn các tỉ phú Ấn Ðộ, có khoảng $276 tỉ. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=104347&z=5

India Has 52 Billionaires; Mukesh Ambani Richest
The 2009 Forbes' India Rich List shows that the Indian rich are leading the global recovery
by Forbes India | Nov 19, 2009
Send to your friend Email | Print Print | The 2009 Forbes' India Rich List shows that the Indian rich are leading the global recovery Share | Comment Comment (8) |
Text Size
A
A
A
A

T he number of billionaires in India nearly doubled to 52 in 2009 and their combined net worth reached $276 billion, or a quarter of the country's GDP, the India Rich List published by Forbes magazine revealed. A rebounding stock market and a robust economy were behind this turnaround after a year of crisis when their fortunes had fallen

Mukesh Ambani, who heads Reliance Industries, India's largest company by market capitalisation, remained at the top of the wealth chart with a net worth of $32 billion, a rise of 54 percent from the last year's level.

Mukesh Ambani remained at the top of the wealth chart with a net worth of $32 billion
Image: Dinesh Krishnan
Mukesh Ambani remained at the top of the wealth chart with a net worth of $32 billion
Steel tycoon Lakshmi Mittal, who made his fortune in the West but still retains his Indian passport, came second with a wealth of $30 billion. The third place went to Mukesh’s estranged brother, Anil, whose net worth rose 40 percent to $17.5 billion.

“This year's list shows yet again that when conditions in the financial markets and the economy are right, India has the scale and resources to produce billionaires faster than most of the countries on earth,” Naazneen Karmali, India Editor of Forbes Asia and Mumbai bureau manager for Forbes magazine, said.

The substantial jump in net worths is evidence that entrepreneurial capitalism is alive and kicking in India, Indrajit Gupta, Editor of Forbes India, said: “What’s more, the growth in wealth creation has been broad-based. Entrepreneurs from a wide variety of sectors comprise the list.”

Though the top ten positions remain largely unchanged, there are some shifts in fortunes across the list. Sunil Mittal has moved down from Number 4 to Number 8 and Azim Premji has moved up to Number 4 position. The Ruia brothers with a net worth of $13.6 billion have made it to number 5 this year. Adi Godrej has moved out of the top 10 to the number 12 position. Savitri Jindal, Nonexecutive Chairwoman of O.P. Jindal Group, at a net worth of $12 billion this year has made it to number 7 on the list – she is one of only six women on the list. The richest newcomers are two brothers from Torrent Power -- Sudhir and Samir Mehta, ranked 23 at $2.02 billion.

Kumar Birla, ninth on the rich list
Image: India Today Images
Kumar Birla, ninth on the rich list
Another notable mention is Nandan Nilekani who has stepped down from Infosys board and is now a part of government. He ranks 43 with a net worth of $1.25 billion. Southern India’s TV king, Kalanithi Maran, ranked 20, almost doubled his net worth to $2.3 billion from $1.2 billion. His Sun TV Network operates in four states in the south, a region that accounts for one-quarter of India’s population and one-third of those with television in their homes. Forbes Asia features a cover story on Maran.

The Forbes India cover story highlights how 2009 has been a turnaround year for the rich in India. The list is an indicator of how India’s billionaires have done better than their counterparts in other parts of the world. The story highlights interesting differences between the rich in India and China. The 100 richest Indians are worth $276 billion; their Chinese counterparts have a net worth of $170 billion. The three richest Indians are worth $79.5 billion. It takes 24 Chinese billionaires to be worth $80 billion.


The Top 10 Richest in India are:
1. Mukesh Ambani $32 billion
2. Lakshmi Mittal $30 billion
3. Anil Ambani $17.5 billion
4. Azim Premji $14.9 billion
5. Shashi & Ravi Ruia $13.6 billion
6. KP Singh $13.5 billion
7. Savitri Jindal $12 billion
8. Sunil Mittal $8.2 billion
9. Kumar Birla $7.8 billion
10. Gautam Adani $6.4 billion
http://business.in.com/article/web-special/india-has-52-billionaires;-mukesh-ambani-richest/7192/1

Friday, October 30, 2009

THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ KHẲNG ĐỊNH VỚI TRUNG CỘNG RẰNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LÀ THƯỢNG KHÁCH CỦA NƯỚC NÀY

* THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ KHẲNG ĐỊNH VỚI TRUNG CỘNG RẰNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LÀ THƯỢNG KHÁCH CỦA NƯỚC NÀY

Tin Hua Hin - Tại cuộc họp mở rộng của khối ASEAN ở Thái Lan, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã làm mất mặt Trung Cộng, khi ông nói với Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng Đức Đạt lai Lạt ma là khách danh dự của Ấn Độ. Họ Ôn đã kêu gọi Ấn Độ ngăn cản Ngài đến viếng tham vùng biên giới mà hai bên tranh chấp lãnh thổ.

Trong cuộc họp báo vào sáng nay, tức một ngày sau khi lãnh đạo các nước mở các cuộc bàn thảo song phương tại thị trấn Hua Hin, Thủ tướng Singh nói ông đã giải thích với họ Ôn rằng nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng là khách danh dự, là một một nhân vật lãnh đạo tôn giáo, và Ấn Độ không cho phép người tị nạn Tây Tạng bị vuớng vào hoạt động chính trị. Theo dự trù vào đầu tháng tới, đức Lạt Ma sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm kéo dài trong 1 tuần lễ tại tiểu bang Arunachal Pradesh của Ấn nằm trong vùng biên giới với Trung Cộng. Bắc Kinh tố giác khôi nguyên Hòa bình Nobel là một phần tử ly khai nguy hiểm, và đã từng phản đối những chuyến viếng thăm của ngài mà họ nói là tìm cách vận động cho Tây Tạng được độc lập. Thế nhưng Ấn Độ là nước đang che trở cho nhà lãnh đạo lưu vong từng phải bỏ nước nước ra đi sau cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống sự cai trị của Bắc Kinh bị thất bại vào năm 1959, tuyên bố là họ chấp nhận chuyến viếng tham của ngài vào tháng 11. Thủ tướng Singh nói buổi gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh Á châu Thái bình dương tại Thái Lan, hai nước đã đồng ý là 2 bên có nghĩa vụ duy trì hòa bình và yên ổn dọc theo vùng biên giới sau nhiều thập niên tranh chấp lãnh thổ nằm dọc theo vùng biên giới dài 3500 cây số trong khu vực Hy mã Lạp sơn mà cả 2 nước đều nhận chủ quyền.

Trung Cộng nói khu vực rộng 90 ngàn cây số vuông trong tiểu bang Arunachal Pradesh Ấn Độ là của họ, còn Ấn Độ nói khu vực rộng 38 ngàn cây số vông trong vùng đồng bằng Aksai Chin là của mình. Hai nước lân bang này đã từng vướng vào một cuộc chiến tranh ngắn năm 1962, nhưng gần đây mối liên hệ đã được cải thiện với nền mậu dịch song phương được ưóc tính vào năm tới sẽ vượt qua mức 60 tỉ Mỹ kim, tức là gấp 30 lần so với năm 2000.
http://www.tinparis.net/vn_index.html

Friday, October 9, 2009

CHI TIẾT CÁC VỤ TẤN CÔNG SINH VIÊN ẤN ĐỘ TẠI ÚC ĐẠI LỢI

* CHI TIẾT CÁC VỤ TẤN CÔNG SINH VIÊN ẤN ĐỘ TẠI ÚC ĐẠI LỢI

Tin Tân Đề Ly - Tiếp tục chuyến viếng thăm Ấn Độ để trấn an sinh viên bản xứ, ông John Brumby, thủ hiến tiểu bang Victoria đã cung chấp chi tiết về bản báo cáo những hành động mà chính quyền của ông đã thực hiện để chống lại những phần tử thực hiện những vụ tấn công có tính cách kỳ thị chủng tộc, nhắm và sinh viên Ấn Độ du học tại vùng miệt dưới của Úc Đại Lợi.

Hôm qua, ông Brumby đã gặp ông Vayalar Ravi, giới chức đặc trách Ấn kiều hải ngoại. Chuyến viếng thăm của ông diễn ra tiếp theo sau hàng loạt vụ tấn công nhắm vào sinh viên Ấn Độ vào đầu năm nay và trong vài tháng qua tại Melbourne và Sydney. Trong lúc tham dự một cuộc triển lãm tranh ảnh ở thủ đô Tân Đề Ly, ông Brumby nói Úc là một trong những nước an toàn nhất trên thế giới. Ông nói mặc dù có những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhung ông tin Melbourne là một trong những thành phố an toàn nhất trên thế giới khi so sánh tỉ lệ tội ác với các thành phố khác của thế giới. Ông cũng nói là ông hối tiếc vì có một vài tình huống xảy ra có liên hệ đến chủng tộc, nhưng ông cam kết tội ác này tuyệt đối sẽ không được tiểu bang và chính quyền của ông chấp nhận. Ông đã đề nghị với Bộ Trưởng Ravi là sẽ cung cấp và cập nhật tin tức những sự việc xảy có tính cách kỳ thị chủng tộc ra tại tiểu bang Victoria của ông.

Ông Peter Varghese, Cao Uỷ Úc tại Ấn Độ nói Úc là một trong những nước an toàn nhất trên thế giới. Úc là nước có nền văn hóa đa dạng qua những thông điệp mà họ có thể đọc và nhìn thấy trên truyền hình mô tả cảm tưởng khác nhau của nhiều dân tộc. Trong một diễn biến khác, một cầu thủ túc cầu Úc 19 tuổi say rượu bị tình nghi là đã tấn công và làm bị thương một tài xế Ấn Độ sau một vụ cãi vã tại thành phố Melbourne vào hôm qua. Mặc dù chính quyền Úc lên án những vụ tân công này nhưng họ cũng nói không hề có sự kỳ thị mà chỉ là hành vi tội ác xảy ra không đúng chỗ và không đúng lúc cho các nạn nhân. Hiện nay tại Úc đang có 93 ngàn trong số 430 ngàn sinh viên ngoại ngoại quốc là sinh viên Ấn Độ, so với cách đây vài năm chỉ có khoảng 30 ngàn
http://www.tinparis.net/vn_index.html

Thursday, October 1, 2009

Kinh Tế Thế Giới Hồi Phục Nhờ TQ, Ấn Độ

Kinh Tế Thế Giới Hồi Phục Nhờ TQ, Ấn Độ

ISTANBUL - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) loan báo kinh tế thế giới hồi phục nhanh hơn phỏng đoán, nhưng các chính phủ chớ vội rút lại các biện pháp kích cầu trước lúc thích hợp.
Nhận định kèm theo sự thận trọng này dù sao cũng đem lại tâm lý nhẹ nhõm tại mọi nơi. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp còn cao và công chúng lo âu về tín dụng khó khăn, khuynh hướng suy sụp đã chậm lại tỏ ra không tai hại như các lo sợ ban đầu.
Báo cáo phổ biến 2 năm 1 lần gọi là World Economic Outlook tiên đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 2010 là 3.1%, phần lớn do sức đẩy của Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo các ươc luợng trước của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 phát triển với tỉ lệ 2.5%. Về năm 2009, IMF phỏng tính là giảm sút 1.1%, thay vì 1.4% như tiên đoán trong Tháng Bẩy.
Cơ chế tài chính quốc tế này xác nhận rằng tiềm năng kinh tế đã chuyển sang số dương, các nước Đức, Pháp và Nhật đã chính thức thoát khỏi suy thoái.
Cố vấn kinh tế Olivier Blanchard của IMF tuyên bố trong buổi họp báo sau khi phổ biến báo cáo World Eonomic Outlook "Hồi phục đã bắt đầu, các thị trường tài chính đang hàn gắn, sức tăng trưởng của hầu hết các nước là số dương trong thời gian còn lại của năm 2009 và tiếp tục trong năm tới." Ông nhắc nhở các nươc không ngưng các chính sách kích cầu, và rằng tỉ lệ phát triển trong năm tới sẽ là kém xa thời gian trước ngày bùng nổ khủng hoảng. Kinh tế gia Blanchard nói : ngành ngân hàng "chưa ra khỏi rừng", trong khi cúm heo có thể trì kéo.
IMF khẳng định: các nhà hoạch định kinh tế phải bảo đảm sao cho thị trường và ngân hàng hậu thuẫn tiến trình hồi phục, và cần có cải tổ để ngăn ngừa khủng hoảng tương tự sau này.
Báo cáo World Economic Outlook viết : việc đạt tới tăng trưởng giữ đuợc trong trung hạn sẽ tùy thuộc vào sự tái lập thăng bằng dạng thức của nhu cầu toàn cầu. IMF giải thích cụ thể : nước nào có thặng dư mậu dịch lớn nhờ vào nguồn thu xuất cảng cần thương luợng với các nền kinh tế nặng về nhập cảng nếm trải hiện tượng bùng nổ chứng khoán và thị trường địa ốc làm giảm sức mua. Nói cách khác, các nước như Trung Quốc, Đức, Nhật phải biết ứng phó với sự giảm sức tiêu thụ tại Hoa Kỳ, nơi dân chúng đã chi tiêu quá mức và tín dụng với hàng hoá giá rẻ mua từ Trung Quốc, nơi hối suất của tiền Nguyên bị kềm hãm ở mức thấp.
Ông Blanchard nói : không thể biết bằng cách nào tái lập thăng bằng toàn cầu với các hối suất hiện hành. Ông không chỉ danh Trung Quốc, nhưng nhắc : các đơn vị tiền tệ của châu Á phải tăng hối suất so với đô-la Mỹ. IMF tiên đoán kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng từ 0.7% đến 1.5% trong năm 2010, sau khi giảm 2.7% trong năm 2009. Trong khi đó, 16 nước dùng tiền chung euro tăng trưởng 0.3% trong năm 2010, khác với tiên đoán Tháng Bẩy là giảm 0.3%. Nền kinh tế mạnh nhất châu Á là Nhật sẽ tăng trưởng 1.7%. IMF ước lượng kinh tế Nhật năm 2009 sút kém 5.4%.
Theo nhận định tổng quát của IMF, phần lớn tăng trưởng của thế giới năm 2010 tùy thuộc vào châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, với tỉ lệ phát triển năm 2010 đuợc phỏng đoán lần lượt là 9% và 6.4%.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=3&nid=150174

Wednesday, July 22, 2009

Chiếc xe hơi “rẻ nhất thế giới” bắt đầu lăn bánh trên đường phố Ấn Độ

Chiếc xe hơi “rẻ nhất thế giới” bắt đầu lăn bánh trên đường phố Ấn Độ
Jul 19, 2009

Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Cali Today News - Chiếc Tata Nano đã bắt đầu chạy trên đường phố Ấn Độ thứ sáu 17/7. Askok R. Vichare là khách hàng may mắn lên chiếc Nano LX, do đích thân ông Ratan Tata, Tổng Giám Đốc công ty Tata Motors giao chìa khóa xe.

Năm nay 59 tuổi, ông Vichara là viên chức ngành quan thuế Ấn Độ, cho báo chí hay ông rất hạnh phúc và gia đình ông sẽ lái xe đến một đền thờ Hindu gần đó để được ban phước.

Có khoảng 100,000 khách hàng đầu tiên được bốc thăm mới mua được xe Nano. Nhiều người đã so sánh nó với chiếc xe Con Bọ Beetle do Volswagen sản xuất hay chiếc Smart do Châu Âu làm ra trước đây.

Quả thật với giá khoảng 100,000 rupees tiền Ấn (2,055 đô la) thì hiện nay trên thế giới không thể có xe mới xuất xưởng nào rẻ hơn. Hiện có 203,000 khách hàng Ấn Độ đã ghi tên mua xe.

Hãng Tata giới thiệu chiếc Nano vào tháng 3 năm nay và tin là nó sẽ là “cuộc cách mạng di chuyển trên đường bộ” ở xứ này cho nhiều triệu người. Chiếc Nano Deluxe đắt nhất cũng mới là 185,000 rupees.

Tuy là hãng chế tạo xe hơi lớn nhất Ấn Độ, song Tata Mortors cũng cho hay trong tháng qua hãng bị lỗ nặng từ 8 năm qua, do tình hình kinh tế suy thoái.

Đào Nguyên source AP
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=da568c104087889d65392efddb9b24d1

Friday, July 10, 2009

Các tỉ phú Ấn Độ giàu nhất châu Á

Các tỉ phú Ấn Độ giàu nhất châu Á
Dec 19, 2007 Cali Today News - Họ không phải là người Nhật, Trung Quốc, hay Singapore, Hong Kong. Họ là người Ấn Độ và họ là các tỉ phú giàu nhất châu Á.

Người giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani sẽ ở trong một cái nhà mà ngay cả TT Bush cũng không sao nghĩ tới nổi. Đó là tòa nhà cao 570 feet, tương đương với một cao ốc 60 tầng, sẽ được hoàn thành trong năm 2008. Nhà có sân đáp cho trực thăng, 6 tầng các bãi đậu xe và 600 gia nhân phục vụ cho một gia đình gồm chỉ có 6 người!

Ấn Độ là quốc gia của những kẻ siêu giàu và chỉ có 4 tỉ phú Ấn Độ gộp lại đã đánh văng 40 tỉ phú giàu nhất Trung Quốc hiện nay. Tất cả đều nhờ stocks. Vậy mà vẫn có trên 400 triệu dân Ấn Độ, nhiều hơn tổng số dân Mỹ khá nhiều (303 triệu) có thu nhập mỗi ngày chưa tới 1 đô la. Vì đa số giá trị các cổ phiếu của Ấn Độ chỉ tập trung vào tay các tỉ phú và các siêu công ty nên giàu họ lại càng giàu hơn, có người chỉ qua 1 đêm đã thành tỉ phú. Gia tài ông Ambani được báo Forbes ước lượng 49 tỉ đô la là nhờ phần lớn thành công của giá trị cổ phiếu của công ty ông ta.

Bốn mươi tỉ phú của Ấn Độ có gia tàì tới 351 tỉ đô la và 4 đại gia siêu giàu trong số họ đã chiếm hết hơn 50% tổng số này. Đó là các tay tổ Ambani, người em Anil Ambani, Lakhsmi Mittal và Kushal Pal Singh. Gia tài người thứ tư là 35 tỉ đô la.

Chỉ có 3 triệu người trong số 321 triệu người làm việc ở Ấn Độ là chơi stocks và khoảng 3,5 triệu người nữa chơi stocks qua quỹ đầu tư. Luật ở Ấn Độ khác với nhiều quốc gia châu Á là không cho công chúng tham gia mua cổ phiếu của các đại công ty một cách rộng rãi.

Anu Madgazkar, một chuyên gia phân tích kinh tế ở Mumbai, cho biết hiện nay có khoảng 4 triệu gia đình Ấn Độ có thu nhập khoảng 10,000 đô la/năm. Trong 5 năm tới, con số này sẽ tăng trên 12 triệu gia đình và thiên hạ sẽ đua nhau mua cổ phiếu. Ấn Độ sẽ có nhiều người giàu phát ngộp, vì họ không chịu thua kém gia đình Ambani!

Trần Vũ theo CSM
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=477e259537a3017fca4210ae0a2d9296

Tuesday, June 9, 2009

Không quan tâm đến thánh địa Phật giáo: Ấn Độ thất thu gần 1 tỉ USD

Không quan tâm đến thánh địa Phật giáo: Ấn Độ thất thu gần 1 tỉ USD
đăng ngày 01/02/2007


Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây của FICCI-ICRA, việc thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giao thông cho các khu vực thánh địa Phật giáo đã khiến cho chính phủ Ấn Độ thất thu gần 1 tỉ USD và một lượng khách có thể tăng hơn 400 lần so với hiện nay. Và chỉ 1% trong tổng số tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới đổ về Ấn Độ, nơi Đức Phật được sinh ra.

Bản nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện tình hình hiện nay như: tăng cường các chuyến bay trực tiếp tới các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản; cải thiện hệ thống đường sắt tại các tỉnh có thánh địa Phật giáo; khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực này; nâng cao chất lượng đội ngũ làm du lịch và kêu gọi quốc tế tham gia vào việc bảo tồn các di tích. Bản nghiên cứu nhấn mạnh: “Để những điều này trở thành hiện thực, cần phải có sự hợp tác ăn ý giữa các cơ quan như du lịch, hàng không, giao thông và đối ngoại.”

Được xem như là thánh địa của các tín đồ Phật giáo nhưng nghành du lịch Ấn Độ chỉ thu hút được khoảng 0.06% trong tổng số tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Năm quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam và Miến Điện chiếm đến 90% số du khách đến các thánh địa Phật giáo. Các di tích Phật giáo ở Ấn Độ trải dài khắp 10 bang, bản nghiên cứu viết: “Việc phát hành một dạng thẻ tương tự thẻ visa nhằm giúp du khách đi lại dễ dàng giữa các bang của Ấn Độ là cần thiết. Các địa điểm mà du khách du lịch tâm linh hay đến bao gồm Bồ Đề Đạo tràng, Nalanda, Vương Xá Thành, Hoa thị thành, Câu thi na thành, Lâm tì ni, Xá vệ thành và Sarnath.” Ngoài ra, với một dạng thẻ như vậy sẽ giúp cho du khách có thể đi lại dễ dàng giữa Ấn Độ và Nepal nhằm tiết kiệm thời gian làm thủ tục.

FICCI cũng kêu gọi thực hiện chiến lược marketing đa dạng mang tính quốc tế vì mỗi quốc gia theo một tông phái nhất định và phải có một chính sách theo dõi và bảo tồn các di tích Phật giáo một cách thích hợp vì khu vực này không phải là địa điểm du lịch bình thường mà là địa điểm du lịch mang đẳng cấp thế giới.
Quang Việt (dịch) (Theo PT)I

Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=894

Monday, June 1, 2009

Khám phá căn nhà 2 tỷ USD của tỷ phú Ấn Độ

Khám phá căn nhà 2 tỷ USD của tỷ phú Ấn Độ

Xây dựng từ giữa năm 2008, căn nhà tiền tỷ USD đầu tiên trên thế giới vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, mới đây, những bức ảnh phối cảnh về nội thất tòa nhà đã được công bố.
> Tỷ phú Ấn Độ xây nhà 2 tỷ USD
Căn nhà cao 27 tầng của tỷ phú Ấn Độ nằm trong top 10 tỷ phú thế giới (Forbes), Mukesh Ambani. Căn nhà khởi công xây dựng năm ngoái, dự kiến sẽ mất khoản kinh phí 2 tỷ USD. Đây là căn nhà mà Ambani dự kiến sống với vợ và ba người con.
Căn nhà sẽ có 9 thang máy. Hai chiếc được thiết kế tới thẳng khu để xe, 3 cho khách, 2 cho gia đình Ambani và 2 thang còn lại cho những người phục vụ.
Phòng tiệc của tòa nhà có thể phục vụ cho hàng trăm khách. Trong số này, có tới 80% diện tích trần nhà được sử dụng những ngọn đèn pha lê. Tay vịn cầu thang bằng bạc, thông lên hai cửa tới phòng trưng bày nghệ thuật. Phòng bếp nằm kế bên.
Phòng tắm tiêu biểu, với vẻ đẹp lung linh, là sự kết hợp giữa những phong cách hiện đại và truyền thống Ấn Độ. Những bồn rửa mặt được thiết kế cầu kỳ, độc đáo từ pha lê, tạo cảm giác huyền bí.
Trong tòa nhà 27 tầng này, có vô số phòng khách. Nhưng đây là một phòng khách truyền thống, tạo sự riêng tư tuyệt đối. Đèn chùm và gương là những chi tiết trang trí tiêu biểu nhất. Ngoài ra, có những vật dụng quý, chẳng hạn như thảm len lông cừu quý hiếm của Ấn Độ.
Một phòng khách theo kiểu hiện đại. Tất cả những căn phòng này đều sử dụng các vật liệu đắt tiền, có một không hai, để tạo nên những ấn tượng nhất định, từ đồ gỗ, vật liệu lát sàn, vải bọc ghế, thảm...
Mặt bằng tầng dành cho khu giải trí, với một rạp hát nhỏ, màn hình lớn. Kế bên phòng giải trí là hầm rượu, quầy bar...
Tầng dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có bể bơi, bể sục Jacuzzi, vừa tắm, vừa nhìn ra toàn cảnh thành phố. Ngoài ra, nơi đây còn có phòng riêng cho Yoga, khiêu vũ, phòng tập thể dục với máy móc... Theo kế hoạch, nơi đây có một phòng lạnh để giúp giải nhiệt trong những ngày nóng nực.
Có tới 6 tầng dành cho garage ôtô, khách và người giúp việc. Vườn treo sẽ được thiết kế bên ngoài để tạo hiệu quả về chuyển hóa năng lượng, tạo sự mát mẻ cho không gian.
Tầng trên cùng của tòa nhà 27 tầng với tầm nhìn ấn tượng ra khắp thành phố Mumbai và biển Ảrập.
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/06/3BA0FA43/

Ấn Ðộ muốn san bằng khu ổ chuột, bối cảnh của 'Slumdog Millionaire'

Ấn Ðộ muốn san bằng khu ổ chuột, bối cảnh của 'Slumdog Millionaire'

31/05/2009


Cư dân tại Dharavi, khu nhà ổ chuột lớn được nhiều người biết đến nhất hiện nay của Ấn Độ đang ở trong tình trạng bấp bênh. Từ thành phố Mumbai của Ấn Độ, Thông tín viên Simon Marks tường thuật cho đài VOA như sau:

Nếu khách đi lạc vào Dharavi mà thấy hình như cảnh tượng ở đây khá quen thuộc là do khu ổ chuột này đã được dùng làm bối cảnh cho phim Slumdog Millionaire, cuốn phim đã được trao nhiều giải Oscar.

Dharavi slum
Khu ổ chuột Dharavi
Nhiều cư dân trong khu nhà nghèo này giờ đây đang đấu tranh phản đối các kế hoạch của chính phủ muốn san bằng nhà cửa của họ để tiến hành dự án xây dựng lại ‘khu ổ chuột’ này.

Dharavi là khu ổ chuột lớn nhất châu Á, với diện tích 216 hecta, nằm lọt ngay vào trung tâm của thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ, hiện đang là nơi trú ngụ của khoảng 1 triệu dân nghèo. Vị trí của Dharavi đã khiến cho nó trở thành một khu đất có giá trị cao vô cùng.

Dharavi nằm ngay giao lộ của 2 tuyến đường xe lửa, và chỉ cách sân bay quốc tế của thành phố Mumbai có vài kilomét.

Khu nhà ổ chuột này đang là trọng tâm của các cuộc tranh cãi sôi nổi, vì đang có các kế hoạch của chính phủ triệt hạ khu vực này để xây dựng lại.

Theo kế hoạch này thì cư dân trong khu Dharavi sẽ được cấp những căn hộ trong các tòa nhà cao tầng sẽ được xây lên tại đó.

Phần còn lại của khu đất, khoảng 3 triệu 500 ngàn mét vuông, sẽ được dùng cho kế hoạch xây các ngôi nhà sang trọng, cũng như các tòa cao ốc dùng làm văn phòng và nhằm vào các mục tiêu thương mại dành cho tầng lớp năng động mới giàu ở Ấn Độ.

Citizens are waiting and watching for the first bulldozer to come in and bulldoze their slums
Dân Ấn đang chờ xem chiếc xe ủi đất đầu tiên tiến vào san bằng khu nhà ổ chuột này
Ông Shaan Mehta, một trong những nhà thiết kế đã đề nghị dự án giải tỏa khu ổ chuột này lên chính phủ.

Ông Mehta nói: “Tôi nghĩ rằng cả nước đang chờ đợi và theo dõi chiếc xe ủi đất đầu tiên tiến vào phá đổ các nhà ổ chuột đó, để họ có thể bắt đầu thực hiện điều đó cho các thành phố của họ. Theo tôi nghĩ đây là một dự án thí điểm cho phần còn lại của Ấn Độ và thậm chí cho cả các khu ổ chuột trên thế giới nữa.”

Tuy nhiên dự án này không phù hợp với suy nghĩ của một số cư dân trong khu ổ chuột Dharavi, như ông Siddharth Medhe chẳng hạn. Ông Medha điều hành một công ty chuyên chở nhỏ và đã sống trong khu này 40 năm nay rồi.

Ông Medha phàn nàn: “Chúng tôi đâu có xin chính phủ cấp nhà mới? Chính phủ đến đề nghị với chúng tôi. Chúng tôi hạnh phúc sống ở chỗ này. Có người thậm chí còn cho rằng nếu chúng tôi dọn đến các ngôi nhà lớn hơn, sẽ sinh ra lắm chuyện nhiêu khê, vì chúng tôi sẽ phải trả thuế bất động sản, và sống cạnh những người giàu có hơn chúng tôi.”

Ngoài ra còn có những lo ngại từ các hoạt động kinh tế của địa phương. Rất nhiều cư dân trong khu nhà nghèo này sống nhờ vào các sạp bán hàng nhỏ. Chẳng hạn như những người có sạp bán đồ gốm không thể nào mang hàng hóa của mình lên xuống các ngôi nhà cao tầng.

Ông John Bai đã ở trong khu ổ chuột Dharavi từ năm 1976 đến nay. Lúc phim Slumdog Millionaire đang quay, các diễn viên trong phim đã dùng căn nhà của ông làm nơi thay đổi trang phục, hóa trang. Ông Bai đã nuôi dưỡng 4 người con trong ngôi nhà này.

Hiện giờ ông là một thành viên thuộc một nhóm trong cộng đồng đang vận động tích cực để giữ cho khu Dharavi không bị xóa sổ.

Ông Bai nói: “Ai cũng muốn có cơ ngơi tốt, đầy đủ tiện nghi, có nước sạch, có nhà vệ sinh, trường học và tất cả các cơ sở khác. Ai cũng muốn vậy, nhưng đừng để chúng tôi phải trả cái giá cho những thứ đó bằng chính cơm ăn áo mặc của chúng tôi.”

Trong khi đó, các nhà phát triển đô thị hy vọng sẽ có thể khởi công dự án này trong những tháng tới.

Tuy nhiên theo nhận xét của ông John Bai thì trong tình hình kinh tế toàn cầu bị trì trệ như hiện nay công tác này có thể bị trì hoãn.

Thêm nữa kết quả vừa rồi của cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ, với thắng lợi của đảng Quốc Đại, có thể ảnh hưởng đến dự án. Một đảng đối lập địa phương tuyên bố là họ sẽ sửa đổi dự án theo hướng có lợi cho các cư dân hiện đang sống trong khu ổ chuột Dharavi.

Và vì vậy, ông John Bai cho rằng ít nhất phải một thập kỷ nữa thì cảnh quang của khu ổ chuột mà ông có thể nhìn thấy từ trên mái nhà ông, cũng như chính mái nhà của ông, mới có thể biến mất.
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-05-31-voa2.cfm

Saturday, May 16, 2009

Nước Ấn Ðộ có thể hãnh diện

Nước Ấn Ðộ có thể hãnh diện
Thursday, May 14, 2009

Ngô Nhân Dụng

Trong truyện White Tiger của nhà văn Ấn Ðộ Aravind Adiga có đoạn kể anh tài xế Balram Halwai, khi đưa chủ nhân về tới cổng nhà, thì cậu chủ lớn đánh rớt một đồng ru-pi trong xe. Cậu bắt anh tài xế phải tìm cho ra. Anh tài Balram lúi húi tìm mãi không thấy, cậu chủ mắng: Mày đừng giả bộ tìm không ra để có cớ thuổng đồng tiền của tao nghe mầy! Cuối cùng, để cho ông chủ ngưng mắng, anh tài xế lén rút một đồng ru pi trong túi mình, rồi giả đò reo lên như mới tìm thấy đồng tiền, lễ phép cúi đầu đưa trả ông chủ. Mỗi đô la Mỹ đổi được từ 40 đến 50 ru pi Ấn Ðộ.

Người em ruột cậu chủ lớn, một sinh viên du học mới từ Mỹ về, phàn nàn với ông anh: Sao anh kỳ vậy? Mình vừa mới vào trong nhà thằng bộ trưởng đưa nó 500,000 ru pi tiền mặt để hối lộ, mà bây giờ chỉ đánh rớt có một đồng ru pi anh cũng bắt thằng tài xế tìm bằng được làm cái gì?

Cuốn tiểu thuyết Bạch Hổ (White Tiger) cố tình chế nhạo hai sự thành công lớn của xứ Ấn Ðộ: Các doanh nghiệp tin học ở Bangalore và chế độ tự do dân chủ. Chàng tài xế tinh khôn sau giết ông chủ để lấy 700,000 ru pi mà ông chủ đang tính mang đi hối lộ, rồi trốn đi tới Bagalore, làm lại cuộc đời, trở thành một nhà doanh nghiệp thành công và cũng biết hối lộ như ma! Bangalore là trung tâm kinh doanh của Ấn Ðộ, với các xí nghiệp chuyên nhận thầu làm thế công việc của các kỹ sư và chuyên viên tin học Mỹ. Còn chế độ dân chủ tự do thì đã thành lập ở Ấn Ðộ từ năm 1947, khi chế độ thuộc địa Anh quốc rút đi, cho tới nay đã tổ chức 15 cuộc tổng tuyển cử trong 60 năm, với nhiều lần thay đổi chính phủ một cách hòa bình. Hai thành tựu đó là những niềm hãnh diện của nhiều người dân Ấn Ðộ. Nhưng nhà văn không tha, đã mượn một câu chuyện tưởng tượng để “bôi xấu” tất cả, trong đó có tánh tham lam của các ông chủ lớn, và thói tham nhũng của các quan chức!

Nhưng nếu nước Ấn Ðộ không sống dưới chế độ dân chủ tự do thì chắc chắn Aravind Adiga không thể nào được phép xuất bản cuốn truyện hài hước này - để được trao giải thưởng Booker-Man có uy tín nhất thế giới dành cho các tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh trong năm 2008. Trong một xã hội dân chủ, mọi người đều có quyền nói lên những bất mãn của mình, và nhờ thế mới có tiến bộ.

Ấn Ðộ mới hoàn tất cuộc tổng tuyển cử lần thứ 15, ngày mai sẽ biết kết quả. Chắc chắn sẽ có nhiều người không hài lòng với kết quả được công bố, cũng như sẽ có nhiều người bất mãn với tất cả “cái gọi là” diễn trình dân chủ này. Nhưng ngay ở nước Mỹ này sau mỗi cuộc bỏ phiếu nào cũng có nhiều người phàn nàn và bất mãn!

Chúng ta phải nhìn vào những con số khổng lồ trong cuộc tổng tuyển cử này để thấy riêng việc tổ chức được cho dân đi bỏ phiếu đã là một thành công đáng ca ngợi. Trong dân số hơn một tỷ người, có 714 triệu người có quyền và có tên trong danh sách cử tri. Người ta phải lập ra 800,000 phòng bỏ phiếu, với khoảng 4 triệu nhân viên phụ trách từ việc ghi danh, kiểm soát tên danh tính người đi bầu, chỉ dẫn, canh chừng những kẻ gian lận, đếm phiếu, tính toán kết quả, tất cả là để bảo đảm sự công bằng. Ngoài ra còn hơn 2 triệu nhân viên an ninh, cảnh sát bảo đảm cho người dân thi hành quyền dân chủ của họ.

Ðể cho 700 triệu người đi bầu trong trật tự, nước Ấn Ðộ đã tổ chức 5 lần bỏ phiếu cách nhau trong vòng một tháng, bắt đầu từ ngày 16 Tháng Tư cho đến ngày Thứ Tư 13 Tháng Năm mới xong. Có 1055 đảng chính trị đưa người ra tranh cử giành nhau 543 ghế dân biểu Hạ Viện (Lok Sabha), đó là nơi sẽ quyết định đảng nào thắng và được cử người ra làm thủ tướng. Mọi người đã biết trước vào Thứ Bẩy này sẽ không đảng nào chiếm đủ số ghế đại biểu để tự mình lập chính phủ mới.

Ngày Thứ Tư là ngày bỏ phiếu chót, trên màn ảnh có cảnh một nhà sư vừa la mắng vừa nắm áo một viên chức phòng phiếu kéo đi. Anh công chức này mặc y phục chững chạc nhưng bò lom khom khi bị kéo lê trên bãi cát. Nhà sư bắt anh giao cho cảnh sát vì nhiều cử tri tố cáo rằng anh ta đã bầy trò gian lận! Khi một tu sĩ cũng đứng ra bảo vệ sự trong sạch của nền chính trị tự do dân chủ thì chúng ta biết rằng nhiều người dân Ấn Ðộ đã ý thức rõ ràng là họ phải bảo vệ chế độ mà các nhà lập quốc đã chọn cho đất nước họ. Những người như Thánh Gandhi, Thủ Tướng Nehru và thế hệ của họ là những người lập nên quốc gia mới mẻ này, vì trong suốt 4000 năm trước đó chưa bao giờ có một quốc gia Ấn Ðộ. Xưa kia, đó là một bán đảo chia thành nhiều vương quốc rời rạc, họ chỉ được gom lại dưới những đế quốc Hồi giáo, đế quốc Anh. Khi người Anh tỏ ý định rút đi, nhiều người đã nghĩ phải chia bán đảo này thành nhiều mảnh, không tin rằng có thể thành lập một quốc gia với hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau, với hệ thống đẳng cấp gồm hàng ngàn cấp phân biệt chặt chẽ quyết định đời sống tôn giáo, vai trò xã hội, nghề nghiệp, việc giáo dục và cả việc hôn nhân. Hệ thống đảng cấp đó đã ăn sâu trong xã hội và tâm lý mọi người đến bây giờ vẫn chưa gột sạch, mặc dù bản hiến pháp đã nhấn mạnh mọi công dân đều bình đẳng và xóa bỏ hệ thống đẳng cấp cổ truyền. Như tên anh tài xế trong truyện Bạch Hổ là Halwai, gọi tên đó ra người Ấn Ðộ ai cũng biết gia đình anh theo nghề làm bánh ngọt, cả đẳng cấp Halwai làm nghề đó. Một kỹ sư điện toán gốc thuộc đẳng cấp tiện dân (Dalit) được nhận vào làm trong một công ty ở Bangalore. Anh ta được trả lương bằng các đồng nghiệp thuộc đẳng cấp khác, được tham dự các sinh hoạt bình đẳng trong việc làm cũng như khi giải trí. Nhưng một đồng nghiệp thuộc đẳng cấp Brahmin đã nói nhỏ với anh rằng anh không nên dùng chung một phòng vệ sinh với những người thuộc đẳng cấp cao hơn! Với di sản nặng nề của quá khứ như vậy, 62 năm trước đây không mấy người tin nước Ấn Ðộ sẽ tồn tại được quá 10 năm, mà nếu còn tồn tại thì chắc phải đặt dưới một chế độ độc tài mới yên được!

Nhưng cuộc thí nghiệm lập quốc của Ấn Ðộ đã thành công. Không những thế, họ còn giữ gìn được một chế độ dân chủ tự do. Ấn Ðộ làm gương cho cả thế giới thấy khi đã quyết định cùng tôn trọng những luật chơi dân chủ thì một xã hội phức tạp, nghèo nàn và đông đúc như Ấn Ðộ vẫn có thể sống chung với nhau và cùng tiến bộ. Nước Ấn Ðộ đã đi theo con đường kinh tế sai lầm từ thời Thủ Tướng Nehru khi ông quyết định mô phỏng Liên Xô hướng nền kinh tế theo xã hội chủ nghĩa, xây dựng một bộ máy bàn giấy kiểm soát các hoạt động tư doanh, và guồng máy đó ngày càng lớn hơn. Sau khi Trung Quốc cải tổ kinh tế từ năm 1978, đến năm 1991 nước Ấn Ðộ mới quay trở lại với mô hình kinh tế thị trường; nhưng di sản của thời kỳ xã hội chủ nghĩa vẫn còn vì khó thay đổi tác phong các công chức xưa nay vẫn nắm nhiều quyền hành. Nhưng mỗi một lần thay đổi đảng cầm quyền, nước Ấn Ðộ lại tiến bộ thêm. Ðảng BJP khi giành được chính quyền đã cải tổ kinh tế mạnh bạo theo đường lối thị trường; đảng Congress (Quốc Ðại) vẫn giữ khuynh hướng xã hội nhưng vị thủ tướng đương nhiệm là một nhà kinh tế vẫn bảo vệ các thành tựu cũ. Hiện nay một đảng đang lên là BSP đang nuôi hy vọng chiếm được nhiều ghế đại biểu nhất, do bà Mayawati lãnh đạo, bà là người xuất thân từ giai cấp Dalit thấp nhất trong xã hội Ấn.

Một dấu hiệu của sự tiến bộ trong cuộc tổng tuyển cử năm nay là nhiều ứng cử viên mới xuất hiện, họ không phải là những nhà chính trị chuyên nghiệp mà là những nhà trí thức, chuyên gia, sĩ quan trong quân đội, cả những tài tử chiếu bóng và vũ công nổi tiếng. Với đà này thì nền dân chủ Ấn Ðộ sẽ tiến xa hơn, không còn những cảnh như nhà văn Aravind Adiga đã mô tả để chế nhạo. Trong tiểu thuyết của ông, một vị thủ tướng được gọi là “Nhà lãnh tụ xã hội chủ nghĩa vĩ đại” (The Great Socialist) nắm độc quyền chính trị trong tiểu bang. Nhưng một tay địa chủ cường hào đã chống ông ta, xúi giục một nhóm chính trị gia khác lập một đảng Xã hội thứ hai, lấy tên là Ðảng Xã hội Lê nin nít, và vận động dân chúng chống lãnh tụ vĩ đại xã hội chủ nghĩa. Sau một thời gian, lãnh tụ vĩ đại bèn mời tay địa chủ và chủ mỏ than đến thương lượng. Sau cuộc mặc cả, anh địa chủ bằng lòng gia nhập đảng của vị thủ tướng, được bầu làm lãnh tụ ở địa phương, còn cái đảng Lê Nin nít mới lập thì được giải tán!

Một quốc gia muốn xây dựng một chế độ tự do dân chủ, phải mất nhiều thời gian, qua nhiều cuộc thử thách, một quá trình hàng trăm năm mới thành tựu. Nước Ấn Ðộ đã đi được một bước đường 60 năm, và còn đang tiếp tục tiến tới nữa. Năm nay chỉ có một số biến cố đổ máu là do đảng Mao Ít tổ chức ám sát và phá hoại ở một vùng phía Ðông Bắc. Dù ngày mai đảng nào thắng ở Ấn Ðộ, thì cả dân tộc một tỷ người này cũng chứng tỏ họ đã trưởng thành.

Trong một bảng xếp hạng Chỉ số Dân Chủ (Democracy Index) năm 2008 của Economist Intelligence, nước Ấn Ðộ chỉ đứng hạng 35 trong số 167 quốc gia được tính điểm. Chỉ số này, từ 1 đến 10, được tính toán dựa trên việc đo lường điểm cao hay thấp của 60 chỉ dấu khác nhau, thuộc những phạm vi như việc thi hành và bảo vệ các quyền tự do dân sự, tính chất đa nguyên đa đảng, hiệu năng trong việc điều hành chính phủ, trình độ tham dự của dân chúng, và tinh thần dân chủ trong cả xã hội. Những nước đã xây dựng dân chủ tự do hàng thế kỷ, nhất là các nước ít dân, thì dễ được điểm cao. Còn Ấn Ðộ được 7.8 điểm chỉ đứng hàng thứ 35 nhưng còn cao điểm hơn nền dân chủ ở những nước như Thái Lan, Tích Lan, Brazil, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia. Như vậy đã là đáng hãnh diện lắm rồi.

Như mục này đã viết, “Dân Chủ” không phải là một món mì ăn liền, cứ bầy ra là thành bữa ăn đầy đủ! Phải xây dựng từng ngày, từng giờ, hàng trăm năm mới thành. Cho nên dân tộc Việt Nam muốn tiến tới cuộc sống dân chủ tự do thì phải bắt đầu ngay, bắt đầu càng sớm càng tốt! Chậm ngày nào, con cháu chúng ta được hưởng tự do và sống dân chủ chậm ngày đó.

Một cuốn “nhật ký” của cựu Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc mới được xuất bản ở Hồng Kông với tựa đề, “Tù nhân của chế độ: Nhật ký của Triệu Tử Dương” ghi lại 30 giờ nói chuyện được ghi âm trước khi ông qua đời năm 2005. Ông Triệu Tử Dương bị mất chức năm 1989 khi chống lại ý kiến đàn áp các sinh viên và công nhân biểu tình ở Thiên An Môn. Khi suy nghĩ về cuộc đời và chính trị Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã đi tới ý kiến rằng nước ông phải cải tổ chính trị thì kinh tế mới phát triển đầy đủ được. Trong đoạn chót, Triệu Tử Dương đã nói về tương lai chính trị của nước Trung Hoa. Đây là lời ông dặn dò thế hệ người Trung Hoa mới: “Thực ra, tôi nghĩ chế độ dân chủ đại nghị kiểu Tây phương cho thấy nó có sinh lực mạnh mẽ nhất. Trong số các hệ thống chính trị đang thi hành thì đó là hệ thống tốt nhất hiện nay.” Người Việt Nam nghĩ thế nào?
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=94963&z=7